Sửa chữa là điều tất yếu đối với mỗi căn hộ chung cư trước khi bạn dọn tới sống, dù mới hay cũ. Sửa chữa để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của từng gia đình, hoặc nhằm nâng cấp công trình. Chính vì thế, chúng tôi chia sẻ tới các bạn kinh nghiệm sửa chữa chung cư để bạn có những kiến thức hữu ích nhất trước khi thực hiện trang trí một ngôi nhà thực sự là của mình.
Khác với các ngôi nhà phố được xây dựng và thiết kế riêng, nhà chung cư được thiết kế theo thị yếu chung của một nhóm đối tượng nên chuyện không phù hợp với nhu cầu sử dụng của các gia đình cũng là điều xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu bạn mua lại căn hộ thì việc sửa chữa cho hợp nhu cầu, hợp phong thủy hay để nâng cấp, xử lý những hỏng hóc của công trình là điều hoàn toàn hợp lý. Không chỉ vậy, đôi khi, chính căn hộ bạn đang sống cũng có nhiều vấn đề phát sinh khiến bạn phải sửa chữa cho phù hợp… Bởi vậy mà không ai không cần đến những kinh nghiệm sửa chữa nhà chung cư sau đây:
Tuy nhiên, việc sửa chữa hay cải tạo nhà chung cư sẽ nảy sinh các vấn đề rắc rối hơn nhiều, vì việc này sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu chung của dự án cũng như ảnh hưởng tới các căn hộ lân cận.
Kinh nghiệm sửa chữa nhà chung cư – Thủ tục cần thiết trước khi thực hiện sửa chữa nhà chung cư?
Sửa chữa nhà chung cư có phải xin phép?
Khi bạn muôn sửa chữa căn hộ của mình, bạn phải tiến hành làm thủ tục xin phép chủ đầu tư, bởi tổng thể chung cư có thể bị ảnh hưởng rất lớn chỉ với một sự sửa chữa nhỏ của gia đình bạn. Bạn phải nộp hồ sơ “Thỏa thuận phương án sửa chữa căn hộ” cho chủ đầu tư và sẽ chỉ tiến hành thi công khi đã được sự chấp thuận của chủ đầu tư trả lời trong văn bản này.
Khi sửa chữa căn hộ chung cư, điều quan trọng là bạn cần phải tiến hành thi công, cải tạo đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng, không được thay đổi những thiết kế không gian mặc định của chung cư như thiết kế cửa ra vào, cửa sổ, màu sơn bên ngoài căn hộ, vật liệu ban công… Không chỉ vậy, bạn còn tuyệt đối không được cơi nới, sửa chữa căn hộ mà gây ảnh hưởng tới căn hộ khác hay kết cấu của căn hộ của mình.
Bạn không được tự ý thực tiến hành sửa chữa nhà chung cư khi chưa được chủ đầu tư đồng ý về phương án sửa chữa cải tạo. Bạn không được tiến hành cải tạo hoặc thi công những phần diện tích không được chủ đầu tư chấp thuận, không được thay đổi thiết kế những phần không gian mặc định của chung cư (màu sơn bên ngoài căn hộ, thiết kế cửa ra vào căn hộ, cửa sổ, vật liệu ban công…). Không được cơi nới, sửa chữa gây ảnh hưởng đến kết cấu căn hộ, ảnh hưởng đến các căn hộ khác.
Một lưu ý khác được đúc rút từ kinh nghiệm sửa chữa nhà chung cư của rất nhiều người đó là phải tuân thủ thời gian làm việc để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của những gia đình khác.
Trong quá trình thi công, nếu xảy ra thiệt hại, hư hỏng tài sản của chủ đầu tư, bạn phải có trách nhiệm bồi thường và khôi phục lại nguyên trạng.
Hồ sơ thỏa thuận phương án cải tạo sửa chữa căn hộ chung cư gửi cho chủ đầu tư sẽ bao gồm:
- Đơn đề nghị được cải tạo và sửa chữa nhà (theo mẫu của chủ đầu tư)
- Bản thiết kế, sửa đổi chi tiết theo nhu cầu của chủ nhà và tuân theo quy định về hình thức thể hiện của chủ đầu tư
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng, trong quá trình xin phép sửa chữa, cải tọa nhà chung cư, bạn cũng nên trao đổi với chủ đầu tư về thiết kế cũ của tòa nhà, các đường dây điện, đường nước chạy ngầm trong tường để thuận tiện hơn trong quá trình thi công cũng như tìm ra phương án sửa chữa nhà tốt nhất.
Làm thủ tục xin cấp phép xây dựng khi sửa chữa nhà chung cư
Điều bạn cần làm là đến các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước để nộp và hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định của luật pháp như : Phòng quản lý đô thị thành phố, Phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thủ tục giấy tờ bạn cần mang tới:
01 bộ hồ sơ gồm: Đơn xin phép cải tạo, sửa chữa nhà hiện có; Bản cam kết tập kết thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng; Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; Ảnh chụp mặt đứng hiện trạng.
Bạn cần đến các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện việc nộp và hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật như : Phòng quản lý đô thị thành phố, Phòng kinh tế và Hạ tầng các huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện… Về số lượng hồ sơ:
- 01 bộ gồm: Đơn xin phép cải tạo, sửa chữa nhà hiện có; Bản cam kết Tập kết thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng; Bản sao giấy tờ về Quyền sử dụng đất; Ảnh chụp mặt đứng hiện trạng;
- 04 bộ bản thiết kế nhà ở đẹp.
Bạn cần cung cấp bản vẽ sửa chữa nhà chung cư khi đi xin phép sửa chữa
Theo những hộ gia đình đi trước chia sẻ kinh nghiệm sửa chữa nhà chung cư, bạn nên nghiên cứu và lập kế hoạch kĩ trước khi tiến hành thi công.
Nghiên cứu trước khi sửa chữa:
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc chủ nhà ở trước đó (nếu bạn mua lại chung cư) đều này giúp bạn tìm ra đúng hướng sửa chữa cho căn hộ của mình.
Tiếp theo, bạn cần lựa chọn một nhà thầu tốt để giúp mình sửa chữa căn hộ thật chuyên nghiệp. Hãy tham khảo nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ của nhà thầu đó để biết chất lượng làm việc của họ. Và phải nhớ, tới và làm việc trực tiếp với nhà thầu trước khi kí hợp đồng để xem xét thái độ cũng như độ chuyên nghiệp trong cách làm việc của nhà thầu.
Nghiên cứu kĩ trước khi sửa chữa là việc làm cần thiết và nhất định không nên làm qua loa trước khi sửa chữa nhà chung cư
Một lỗi rất hay gặp phải của các bên thiết kế thi công nội thất nhà chung cư đó là không cân bằng giữa thực tế với thiết kế. Nhiều bản vẽ thiết kế nhà của các đơn vị rất đẹp nhưng lại không xác thực và tốn kém hơn so với dự toán chi phí của gia chủ.
Hãy trao đổi kĩ với nhà thầu, các bên thiết kế và thi công về mục đích và nhu cầu của bạn, về chi phí bạn muốn tri trả để đảm bảo chắc chắn mọi thứ không bị tính toán chênh lệch quá lớn so với dự tính ban đầu của bạn.